Người huyết áp thấp có nên uống sâm không?

Người huyết áp thấp có nên uống sâm không?

Người huyết áp thấp có nên uống sâm không?

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà Tham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Từ lâu, sâm đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật và bồi bổ sức khỏe. Nhưng người huyết áp thấp có nên uống sâm không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!

I – Uống sâm có tác dụng gì với sức khỏe?

Tên khoa học của sâm là Panax ginseng C. A,  được trồng phổ biến ở Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ấn Độ.

Từ lâu, sâm đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật và bồi bổ sức khỏe.

Người huyết áp thấp có nên uống sâm khôngHuyết áp thấp có nên uống sâm không là thắc mắc của rất nhiều người

Theo phân tích của y học hiện đại, sâm có nhiều các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như: Polysacarit, Ginsenosides, Vitamin E, C, IH901, hơn 30 loại saponin, hợp chất K, Peptide, rượu polyacetylenic, Axit béo, tinh dầu, Glucid, các nguyên tố vi lượng: Kali, Mangan, selen…

Chính vì vậy, sâm có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và đã được khoa học công nhận như:

– Cải thiện trí nhớ và tâm trạng.

– Giảm viêm, chống oxy hóa.

– Làm dịu thần kinh, giảm lo âu căng thẳng.

– Hỗ trợ điều trị mất ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

– Kích thích lưu thông tuần hoàn máu.

– Ngăn ngừa hình thành của các mảng xơ vữa ở động mạch.

– Bổ sung năng lượng cho cơ thể.

– Ức chế và ngăn ngừa virus cúm RSV.

– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, làm giảm đường huyết.

– Tăng cường hệ miễn dịch.

– Phòng ngừa ung thư.

– Làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

– Điều trị bệnh lý rối loạn cương dương ở nam giới.

Người huyết áp thấp có uống được sâm khôngTừ lâu, sâm đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật và bồi bổ sức khỏe

Với những công dụng và lợi tuyệt vời ở trên, nên bất kỳ ai cũng muốn sử dụng sâm để chăm sóc sức khỏe. Nhưng vẫn còn rất nhiều người băn khoăn sâm có tốt và an toàn với tất cả các trường hợp bệnh lý không? Người huyết áp thấp có dùng được sâm không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết.

II – Người huyết áp thấp có nên uống sâm không? Ý kiến của bác sĩ 

Bệnh huyết áp thấp là một căn bệnh người già thường mắc phải, nhiều người nghĩ nó không nguy hiểm như huyết áp cao nên chủ quan trong vấn đề điều trị.

Tuy nhiên, bệnh này để lâu sẽ khiến hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự điều chỉnh đủ oxy và dinh dưỡng cho các bộ phận tim, thận, não hoạt động tốt, gây tổn thương tới chúng.

Đặc biệt, có thể gây thắt ngực, suy thận, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tai biến mạch máu não….

Vậy người huyết áp thấp có uống được sâm không? Theo nghiên cứu của các bác sĩ đông y, bệnh huyết áp thấp là do khí huyết hư nhược gây nên.

Trong khi đó, sâm lại giúp bổ nguyên khí, tăng cường sức khỏe, trương lực mạch máu, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, cải thiện quá trình cung cấp oxy và thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch. Bởi thế, sâm giúp tăng huyết áp và rất tốt cho người bị huyết áp thấp.

Chính vì vậy, đáp án cho câu hỏi huyết áp thấp uống sâm được không là CÓ. Bị huyết áp thấp uống sâm có thể nói là cách chữa hiệu quả, đặc biệt là khi bị chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và mệt mỏi do hạ huyết áp.

Do đó, nếu muốn dùng sâm để trị huyết áp thấp nhưng vẫn còn băn khoăn sâm có dùng được cho người huyết áp thấp không? thì bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.

Bệnh huyết áp thấp uống sâm được khôngSâm giúp tăng huyết áp và rất tốt cho người bị huyết áp thấp

Ngoài ra, nhiều người còn thắc mắc huyết áp thấp có uống được hồng sâm không? Hồng sâm thực chất có nguồn gốc từ nhân sâm tươi, được rút nước và bảo quản theo tiêu chuẩn nên rất tốt. Bởi vậy, dù là nhân sâm tươi hay hồng sâm thì người bị huyết áp thấp đều có thể dùng được.

Như vậy các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi huyết áp thấp có uống sâm được không? và yên tâm sử dụng sâm để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh huyết áp thấp. Dưới đây là cách dùng sâm cho người huyết áp thấp:

Bài thuốc số 1: Trị huyết áp thấp với nhân sâm 

– Thành phần: Nhân sâm (5g), liên nhục (20g), long nhãn (20g), đường đỏ (30g), lòng đỏ trứng gà (2 quả).

– Cách làm: Nhân sâm thái thành từng phiến mỏng, rồi đổ vào xoong cùng liên nhục và long nhãn đun sôi nhỏ lửa hầm nhừ. Sau khi đã nhừ cho lòng đỏ trứng gà vào đánh đều rồi cho đường đỏ vào ăn cùng cho vừa miệng.

Huyết áp thấp có uống sâm được khôngTrị huyết áp thấp với nhân sâm

Bài thuốc số 2: Trị huyết áp thấp với hồng sâm

– Thành phần: Hồng sâm (3g), kỷ tử (20g), đùi gà 2 cái, gừng tươi, hành, rau sống, đường trắng, rượu vang, bột mì vừa đủ.

– Cách làm: Hồng sâm đen thái thành những phiến mỏng, ngâm 3 ngày cùng 150ml rượu trắng. Sau 3 ngày, lấy rượu hồng sâm ra, cho vào nồi hầm cùng kỷ tử, đùi gà đã rán vàng, hành gừng đã phi thơm vào ninh nhừ. Cho chút bột mì vào cho sánh rồi cho ra bát ăn nóng.

Huyết áp thấp có dùng được sâm khôngHuyết áp thấp có thể uống hồng sâm rất tốt

III – Những lưu ý dùng sâm cho người huyết áp thấp

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi huyết áp thấp có nên uống sâm không? và cách dùng sâm cho người huyết áp thấp. Để sâm phát huy tối đa công dụng trị bệnh, khi sử dụng sâm cho người huyết áp thấp, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

– Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 lạng sâm. Người hay bị mất ngủ có thể sử dụng nhiều hơn, từ 2-3 lạng. Ban đầu nên sử dụng sâm với liều lượng thấp sau đó tăng dần theo thời gian.

– Tránh lạm dụng sâm quá mức vì có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

– Nên dùng sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Dùng sâm vào buổi tối có thể gây khó ngủ và mất ngủ.

–  Nên sử dụng sâm khi đói bụng là tốt nhất vì lúc này dạ dày trống rỗng nên có thể hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong sâm.

– Sử dụng sâm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý tăng giảm liêu lượng sâm.

– Nên mua sâm ở những cửa hàng, đại lý uy tín để chắc chắn mua được sâm có chất lượng tốt và có xuất xứ rõ ràng.

Huyết áp thấp có dùng được sâm khôngMỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 lạng sâm

Thiếu máu não và huyết áp thấp nghe có vẻ như là hai bệnh xa lạ. Tuy nhiên, chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì, thiếu máu não và huyết áp thấp thường gây ra các triệu chứng tương tự nhau, đồng thời thiếu máu não cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng huyết áp thấp.

Huyết áp chính là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu vào hệ tuần hoàn để cung cấp tới các cơ quan.

Do đó, khi huyết áp giảm xuống thấp, khả năng tuần hoàn máu cũng sẽ bị giảm theo. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết tới các cơ quan, bộ phận.

Khi bị thiếu máu não, lưu lượng tuần hoàn bị giảm sút và hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng huyết áp thấp. Như vậy có thể thấy rằng, huyết áp thấp chính là hệ quả của tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu não và huyết áp thấp có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Bởi vậy bên cạnh việc khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh, người bị huyết áp thấp nên sử dụng Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc.

Đây là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ những thảo dược quý, kết hợp với nhau theo một liều lượng tiêu chuẩn nhất định.

Ngoài cao bạch quả, Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc còn có thêm cao Bacopa có nguồn gốc từ Ấn Độ.  Bacopa chứa nhiều alkaloid và saponin là các chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, chống lại hiện tượng oxy hóa của tế bào não, giúp tăng cường trí nhớ, giảm chứng hay quên, giảm mệt mỏi và căng thẳng.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có những vị thuốc quí như Đương qui, Ngưu tất, Xuyên khung, Đan sâm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giãn mạch vi tuần hoàn, cải thiện lưu lượng tuần hoàn, tăng cung cấp các chất dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể.

Sản phẩm đã được Viện Y học cổ truyền Trung ương kiểm chứng về tính hiệu quả và độ an toàn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Chú ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi huyết áp thấp có nên uống sâm không. Chúc các bạn mau khỏi bệnh và thoát khỏi những triệu chứng chịu của bệnh huyết áp thấp!

Bài viết liên quan

Trả lời